Sau nhiều vụ tấn công mạng có quy mô lớn diễn ra gần đây, vấn đề bảo mật trên máy tính trở nên “hot’” hơn bao giờ hết. Cùng với những phần mềm diệt virus, các cổng giao tiếp trong hệ thống, người dùng mạng còn cần chú ý đến một yếu tố không kém phần quan trọng nữa, đó là tường lửa – firewall. Vậy tường lửa là gì? Ewebsite sẽ cho bạn câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Tường lửa là gì?
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu tường lửa là gì nhé.
Tường lửa là một thiết bị bảo mật mạng, giám sát lưu lượng truy cập mạng vào và ra, đồng thời cho phép hoặc chặn các gói dữ liệu dựa trên một bộ quy tắc bảo mật.
Mục đích của tường lửa là thiết lập rào cản giữa mạng nội bộ và lưu lượng truy cập đến từ các nguồn bên ngoài (ví dụ như internet), nhằm chặn lưu lượng độc hại như virus cũng như tin tặc.
2. Tường lửa hoạt động như thế nào?
Sau khi đã hiểu sơ lược tường lửa là gì, hãy cùng Ewebsite tìm hiểu về cách thức hoạt động của tường lửa nhé.
Tường lửa phân tích một cách cẩn thận lưu lượng đến dựa trên các quy tắc được thiết lập trước đó. Sau khi phân tích lưu lượng, nó sẽ lọc lưu lượng đến từ các nguồn không an toàn hoặc đáng ngờ để ngăn chặn các cuộc tấn công. Tường lửa bảo vệ lưu lượng truy cập tại đầu vào của máy tính, được gọi là cổng – nơi trao đổi thông tin với các thiết bị bên ngoài.
Chẳng hạn như: “Địa chỉ nguồn 172.18.1.1 được phép đến đích 172.18.2.1 qua cổng 22.”
3. Tường lửa có bao nhiêu loại?
Ngoài việc muốn tìm hiểu tường lửa là gì thì chắc hẳn bạn cũng thắc mắc tường lửa có bao nhiêu loại đúng không? Mặc dù các loại tường lửa đều phục vụ để ngăn chặn truy cập trái phép, nhưng các phương pháp hoạt động và cấu trúc tổng thể của tường lửa lại khá đa dạng.
Theo cấu trúc đã được cài sẵn, hiện nay có 5 loại tường lửa cơ bản như sau:
3.1. Packet – filtering firewall
Sau khi đã rõ tường lửa là gì, Ewebsite sẽ từng bước giới thiệu cho bạn các loại tường lửa phổ biến nhất hiện nay.
Đầu tiên, không thể không kể đến đó là loại tường lửa Packet – filtering firewall. Nó có nhiệm vụ kiểm tra các packet và cấm chúng đi qua nếu chúng không khớp với bộ quy tắc bảo mật đã được thiết lập.
Loại tường lửa này kiểm tra địa chỉ IP nguồn và đích của packet. Nếu các packet phù hợp với quy tắc “được phép” trên tường lửa, thì nó được tin cậy.
Packet – filtering firewall gồm hai loại: trạng thái và không trạng thái. Tường lửa không trạng thái kiểm tra các packet độc lập với nhau, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng của tin tặc. Ngược lại, tường lửa trạng thái ghi nhớ thông tin về các packet đã truyền trước đó và được coi là an toàn hơn nhiều.
Mặc dù Packet – filtering firewall có thể hiệu quả, nhưng cuối cùng nó cung cấp khả năng bảo vệ tương đối cơ bản và thường rất hạn chế. Ví dụ: nó không thể xác định xem nội dung của yêu cầu được gửi có ảnh hưởng xấu đến ứng dụng mà nó đang tiếp cận.
3.2. Tường lửa NGFW
Không chỉ dừng lại ở loại tường lửa Packet – filtering, mà thắc mắc của bạn về tường lửa là gì cũng sẽ được giải đáp rõ ràng khi đến với loại tường lửa tiếp theo này.
Tường lửa NGFW kết hợp công nghệ tường lửa truyền thống với chức năng bổ sung, chẳng hạn như kiểm tra lưu lượng được mã hóa, hệ thống ngăn chặn xâm nhập, chống vi-rút, v.v.
Đáng chú ý nhất, NGTW bao gồm kiểm tra gói sâu (DPI). Trong khi các tường lửa cơ bản khác chỉ xem xét các tiêu đề packet, kiểm tra packet sâu sẽ kiểm tra dữ liệu trong chính packet đó, cho phép người sử dụng xác định, phân loại hoặc ngăn chặn các packet có dữ liệu độc hại hiệu quả hơn.
3.3. Tường lửa proxy
Tường lửa proxy lọc lưu lượng mạng ở cấp ứng dụng. Không giống với các tường lửa cơ bản khác, proxy đóng vai trò trung gian giữa hai hệ thống đầu và cuối. Máy khách phải gửi yêu cầu đến tường lửa, sau đó nó được đánh giá dựa trên một bộ quy tắc bảo mật và sau đó được cho phép hoặc bị chặn.
Đặc biệt, tường lửa proxy giám sát lưu lượng cho các giao thức lớp bảy như HTTP và FTP, đồng thời sử dụng cả kiểm tra packet trạng thái và packet sâu để phát hiện lưu lượng độc hại. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tường lửa là gì sau khi Ewebsite giới thiệu về 3 loại vừa kể trên rồi nhỉ? Nhưng chưa hết đâu, cùng tìm hiểu tiếp tường lửa còn loại nào nữa nhé!
3.4. Tường lửa NAT
Tường lửa NAT cho phép nhiều thiết bị có địa chỉ mạng độc lập kết nối với internet chỉ bằng một địa chỉ IP duy nhất, và ẩn các địa chỉ IP riêng lẻ. Vì vậy, những kẻ tấn công quét mạng để tìm địa chỉ IP không thể nắm bắt được những chi tiết cụ thể. Nhờ đó, nó sẽ mang lại khả năng bảo mật cao hơn trước các cuộc tấn công.
Tường lửa NAT tương tự như tường lửa proxy ở chỗ chúng thường đóng vai trò trung gian giữa một nhóm máy tính và lưu lượng truy cập bên ngoài.
3.5. Tường lửa SMLI
Tường lửa SMLI lọc các packet ở các lớp mạng, vận chuyển và ứng dụng, so sánh chúng với các gói đáng tin cậy nhất đã biết. Giống như tường lửa NGFW, SMLI cũng kiểm tra toàn bộ packet và chỉ cho phép nó vượt qua nếu nó vượt qua từng lớp riêng lẻ. Các tường lửa này kiểm tra các packet nhằm xác định trạng thái của giao diện, đảm bảo tất cả các giao tiếp được bắt đầu chỉ diễn ra với các nguồn đáng tin cậy.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn một góc nhìn tổng quát về tường lửa là gì. Trong tất cả các trường hợp, bạn lưu ý nên thường xuyên kiểm tra “hàng phòng ngự” của mình để đảm bảo chúng luôn làm việc tốt.
4. Ewebsite – nơi thiết kế website chuyên nghiệp
Mong rằng những kiến thức hữu ích về câu hỏi tường lửa là gì sẽ giúp ích được cho bạn.
Ewebsite là một trang web chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO chuyên nghiệp và cao cấp. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đáp ứng đầy đủ sản phẩm thiết kế website chuyên nghiệp cho đông đảo khách hàng ở nhiều phân khúc từ thấp đến cao.
Ewebsite chúng tôi còn cung cấp nhiều giao diện chuẩn chỉnh, đẹp, phù hợp với các ngành hàng khác nhau như thời trang, thực phẩm, bất động sản, tin tức, mỹ phẩm, làm đẹp, du lịch và khách sạn…Chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm được dịch vụ với mức giá lý tưởng và phù hợp với nhu cầu của mình. Sự hài lòng của quý khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay!
Địa chỉ: 182/9 Hồ Văn Long, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 035.653.3939
Email: contact@ewebsite.vn